Sâm dây rừng Ngọc Linh hay còn có tên thường gọi khác là Đảng Sâm, là một loại cây sống lâu năm ở khu vực Đông Bắc Châu Á, thường mọc trong các cánh rừng thưa dưới những cây to. Đây là một dược liệu quý không thể thiếu trong những thang thuốc “thập toàn đại bổ” đã được nhiều lương y tin dùng suốt hàng nghìn năm qua.
Sâm dây loại tốt có thân ngắn, cứng và to sần sùi, có màu nâu sậm giống như màu cánh gián, có đặc tính trị bệnh cao, tác dụng kích thích hệ miễn dịch, bổ toàn thân, giúp cơ thể tăng sản xuất hồng cầu, giảm bạch cầu… Ở Kon Tum, sâm dây ngọc linh được xem như một dược liệu phổ biến, là báu vật trong nhà dùng để tiếp khách quý trong những dịp lễ, tết. Rượu sâm dây rất ngon và thơm, mang vị ngọt dịu nhẹ và không có tác dụng phụ như một số dược liệu khác.
Người ta thường dùng rễ cây phơi hoặc sấy khô, thân được dùng để ngâm rượu cũng rất tốt cho sức khỏe. Thời điểm thu hoạch sâm dây ngọc linh kon tum là vào những tháng đầu mùa thu, đào lấy rễ và thân, rửa sạch, phơi khô, và hút chân không để bảo quản được lâu ngày.
Sâm Dây Ngọc Linh trông như thế nào?
Sâm Dây Ngọc Linh là dạng cây thân leo hoặc bò, thuộc loại rễ sinh củ, có tuổi thọ cao, được phân nhánh, có chiều dài tầm 2-4m.
+ Có phần thân hình trụ dài, phía dưới có lông mịn, phía trên thì nhẵn, màu vàng hơi nhạt.
+Phần lá mỏng được mọc đối xứng hình trứng, hoặc hình trái tim, màu xanh lá nhạt, mặt dưới được bao phủ bởi phần lông nhu màu trắng
+ Đối với Sâm tươi, củ nhìn ốm, dài, mềm, mọc riêng lẻ. Sâm khi đã sấy khô sẽ có màu nâu sậm, hơi quắt lại, có vị ngọt, tính ấm.
Khu vực phân bố
Trong tự nhiên, Sâm Dây Ngọc Linh không những phổ biến tại Việt Nam mà còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như: tỉnh Sơn Tây-Trung Quốc, Cordonklokke-Na Uy, Snerleklokke-Đan Mạch, Fattigmans-Thụy Điển, Ấn Độ, Triều Tiên….
Ở nước ta bạn có thể tìm thấy Sâm Dây Ngọc Linh được phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, tại tỉnh Lâm Đồng: Đức Trọng, Cao nguyên Langbiang, các vùng lân cận chân núi Ngọc Linh.
Thu hái và chế biến
Thông thường, để thu hái được Sâm Dây, đồng bào người Xê Đăng sẽ phải chờ quãng thời gian dài từ khi ra hoa đến khi ra quả từ tháng 5 – tháng 9 có khi kéo dài đến tháng 12 tùy khu vực. Mãi đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mới bắt đầu mọc lên 1 – 2 chồi sinh trưởng.
Thành phần dược chất bên trong
Hiện nay, các nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu đã tìm thấy trong Sâm có chứa các hoạt chất “thập toàn đại bổ” vô cùng quý giá cho sức khỏe con người như:
+ Saponin, Alkaloid – 2 thành phần chữa bệnh hàng đầu mà các cây Sâm nào cũng có.
+Ngoài ra, còn có những hoạt chất Axid Amin, Vitamin C 85,5mg%, Sterol, Codonopsine, Codonopsis Pilosula, Polysaccharides, Codonolactone, Protid 4,2%, Glucid 13,1%, Xơ 3,3%, Caroten 3,6mg%.
+Các thành phần phụ gồm: Tinh dầu, Glucosid Sentellarin, chất khoáng, các nguyên tố vô cơ, các nguyên tố vi lượng, giúp bồi bổ năng lượng, hồi phục cơ thể cho bệnh nhân nhanh chóng.