Táo mèo có tên trong Đông y là Sơn tra. Chi Sơn tra hay chi Táo gai (danh pháp khoa học: Crataegus), một số tài liệu còn gọi là sơn trà[2] hoặc đào gai, là một chi lớn chứa các loài cây bụi và cây gỗ trong họ Hoa hồng (Rosaceae). Ở vùng núi Ngọc Linh có hai huyện Nam Trà My và Tu Mơ Rông là 2 huyện có cây Táo mèo.
Mùi vị:
Táo mèo có mùi thơm, vị chua chát. Khi chín có vị chua chua ngọt ngọt.
Công dụng:
– Tác dụng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch,
– Nâng cao sức đề kháng cho trẻ em cũng như các lứa tuổi,
– Hỗ trợ các bệnh tim mạch, chống rối loạn nhịp tim,
– Giúp hạ huyết áp, bảo vệ gan,
– Có khả năng trấn tĩnh an thần,
– Điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,
– Phòng ngừa các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,
– Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp tính và mãn tính.
Ngoài ra, theo viện nghiên cứu cây thuốc và tinh dầu của Nga còn cho thấy Sơn tra có tác dụng chống nghẽn mạch hiệu quả, giảm cholestẻon trong máu, triglycerid và độ quánh máu.
Cách dùng:
Táo mèo tươi dùng ngâm đường tạo thành loại nước uống ngon miệng, hoặc ngâm giấm dùng trong làm đẹp và nấu ăn.
Táo mèo khô dùng ngâm rượu hoặc sắc nước uống hàng ngày. Khi ngâm rượu nên ngâm kèm chuối hột hoặc các loại dược liệu khác do táo mèo có vị chua, nếu chỉ ngâm táo mèo sẽ có vị chua nhiều.
Lưu ý:
Táo mèo có tác dụng hạ huyết áp nên người huyết áp thấp cần chú ý khi sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.